Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Sẽ có Thành Phố Phú Quốc thay vì Đặc Khu Phú Quốc

Theo Tờ trình mới đây của UBND tỉnh Kiên Giang xin Chính phủ và Bộ Nội vụ cho chủ trương xây dựng Đề án thành lập đơn vị thành phố Phú Quốc trực thuộc tỉnh, nhằm tạo điều kiện cho Phú Quốc phát huy tốt hơn các tiềm năng và phù hợp với tình hình thực tế của huyện đảo có đông dân (127.709 người) và lớn nhất nước này (gần 589 km2). Đây cũng là tạo tiền đề sau này nếu Phú Quốc được nâng lên Đặc khu.


Chủ trương lên thành phố Phú Quốc đã có từ lâu


Trước đó, tỉnh Kiên Giang đã xây dựng xong Đề án thành lập thành phố Phú Quốc đã được các bộ, ngành và Bộ Nội vụ thông qua vào năm 2014. Tuy nhiên lúc đó Quốc hội chuẩn bị ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đồng thời chờ thông qua Luật Khu hành chính kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu), do đó Bộ Nội vụ cho dừng thông qua Quốc hội và Chính phủ về Đề án này.


Sẽ có Thành Phố Phú Quốc thay vì Đặc Khu Phú Quốc


Luật đặc khu chưa được thông qua


Tuy Luật Đặc khu chưa được thông qua nhưng mong muốn của địa phương là được tiếp tục thực hiện Đề án này, Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh Kiên Giang làm lại thủ tục từ đầu cho phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có hiệu lực thi hành. Theo đó, UBND tỉnh Kiên Giang vừa có Tờ trình số 40/TTr- UBND do Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng ký ngày 3/4/2019 về việc xin chủ trương của Chính phủ thành lập các phường ở Phú Quốc và thành phố Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang.


Phú Quốc có tiềm năng khá lớn để trở thành 1 thành phố


Thời gian qua Phú Quốc được chính quyền các cấp và các doanh nghiệp đầu tư khá đồng bộ về phát triển hạ tầng và kinh tế xã hội. Trong đó các chỉ số tăng trưởng về kinh tế đúng hướng theo cơ cấu chuyển dịch phi nông nghiệp, đến nay lĩnh vực ngư – nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 10% cơ cấu kinh tế. Riêng dịch vụ – xây dựng – thương mại – du lịch chiếm đến 90% trong giá trị sản xuất kinh doanh của toàn huyện đảo Phú Quốc. Qua đó từng bước trở thành Thành phố biển đảo du lịch- thương mại – công nghệ cao theo định hướng của Chính phủ.


Sẽ có Thành Phố Phú Quốc thay vì Đặc Khu Phú Quốc


Hiện Phú Quốc đã là đô thị loại 2 thuộc đô thị biển đảo. Trong đó bao gồm nhiều tiêu chí quan trọng như hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đều đạt và vượt so với nhiều đô thị trong đất liền. Trong đó tiêu chí về chức năng đô thị, mật độ dân cư (hiện trên 120.000 dân), tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khá cao, số hộ dân sử dụng điện, chăm sóc y tế, giáo dục… đều vượt tiếu chí của thành phố theo qui định mới.



Đáng kể nhất là hạ tầng kết nối giao thông nội vùng với bên ngoài như Sân bay Quốc tế Phú Quốc và giao thông cảng biển đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy việc áp dụng mô hình chính quyền đô thị cho Phú Quốc càng sớm càng tốt, nếu không Phú Quốc sẽ mất nhiều cơ hội để phát triển đồng bộ.


Tỉnh Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 02 thành phố và 13 huyện, 144 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 24 phường, 10 thị trấn 110 xã.


Nếu Đề án sớm được thông qua và triển khai thực hiện, thì đây sẽ là cơ hội để chính quyền địa phương xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và cán bộ lãnh đạo chính quyền đô thị hiện đại, làm bước đệm vững chắc để khi Phú Quốc được nâng lên mô hình Đặc khu.


Sẽ có Thành Phố Phú Quốc thay vì Đặc Khu Phú Quốc


Mô hình quản lý hiện tại không đáp ứng được nhu cầu


Theo UBND tỉnh Kiên Giang, mô hình chính quyền nông thôn (huyện) hiện nay không còn khả năng đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới, với nhiều khó khăn, bất cập. Đó là quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, hộ tịch, quản lý xây dựng, trật tự xây dựng, cấp phép đầu tư, vấn đề môi trường sinh thái…


Vì vậy UBND tỉnh Kiên Giang cho rằng việc thành lập thành phố Phú Quốc là cần thiết để thiết lập mô hình quản lý theo chính quyền đô thị cho phù hợp… Mặt khác, việc thành lập thành phố sẽ tạo sức hấp dẫn thu hút dầu tư, khơi dậy tiềm năng du lịch, tạo đà phát triển kinh tế…


Sự thanh đổi về hành chính thành phố Phú Quốc


UBND tỉnh Kiên Giang dự kiến thành lập 8 phường thuộc thành phố Phú Quốc gồm Dương Đông, An Thới, Dương Tơ, Hàm Ninh, Cửa Cạn, Cửa Dương, Gành Bầu, Bãi Thơm và xã Thổ Châu.


UBND tỉnh Kiên Giang cho rằng đây là “ý chí và nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung”.


Sẽ có Thành Phố Phú Quốc thay vì Đặc Khu Phú Quốc


Điều đáng nói, Phú Quốc từng là một trong những đơn vị dự kiến lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt khi Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được thông qua. Thế nhưng hiện nay dự luật này đang phải dừng lại để nghiên cứu thêm.Cho nên UBND tỉnh Kiên Giang mong muốn thành lập thành phố Phú Quốc và khi Quốc hội thông qua Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt thì tỉnh Kiên Giang sẽ đề xuất thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Phú Quốc trên cơ sở thành phố Phú Quốc.


 


Đề xuất nâng cấp các tuyến giao thông đến Phú Quốc


Đề nghị Trung ương đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 dự án đường hành lang ven biển giai đoạn 2 (đoạn Rạch Giá-Hà Tiên) và Quốc lộ 61 (đoạn Rạch Sỏi-Bến Nhứt) để tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh kết nối với hạ tầng giao thông quốc gia và vùng đồng bằng sông Cửu Long…


 Chủ tịch nước cũng đồng ý với đề xuất của Phú Quốc


Phát biểu tại buổi làm việc, bên cạnh việc biểu dương những thành tựu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc nhở, không chỉ riêng với Kiên Giang mà với cả nước, là tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, vì sắp tới yêu cầu ngày càng cao, nhiệm vụ rất nặng nề, còn nhiều khó khăn, trăn trở.


Trong thời gian tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn Kiên Giang tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống anh hùng, hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ như phương hướng đã đề ra, phát huy toàn diện, mạnh mẽ, hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tiềm năng về lúa, cá, du lịch…


Về các kiến nghị của tỉnh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ghi nhận và nêu rõ, cần có kế hoạch tổng thể, cân đối nguồn lực, tính toán từng bước đi cụ thể, chắn chắn.


 



Sẽ có Thành Phố Phú Quốc thay vì Đặc Khu Phú Quốc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài Đăng Mới